Để đảm bảo an toàn khi tập luyện với máy chạy bộ là bạn cần nắm rõ một số nguyên tắc hoạt động và các tính năng của máy tập chạy bộ chính xác nhất.
Máy chạy bộ không phải chỉ có mỗi tốc độ hay độ dốc băng chạy, mà bên cạnh đó còn khá nhiều những tính năng mà bạn có thể áp dụng vào bài tập thể dục để có hiệu quả tốt nhất. Để tránh bạn bị trật tay, chân, đau khớp hay vô tình vấp ngã dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn cùng xem hướng dẫn chi tiết mà chúng tôi đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Nguyên tắc hoạt động của dòng máy chạy bộ như thế nào?
Mỗi dòng máy chạy bộ điện đều có các tính năng tương tự nhau và chỉ khác ở thiết kế và bố trí các tính năng ra sao. Rất nhiều người tập luyện đã từng được tập luyện một phài phút chạy thử với máy chạy bộ điện , và sau đó khi sở hữu một dòng máy chạy bộ tương tự, họ cho rằng họ đã biết tập? Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, bởi bạn liệu có biết hết các chức năng của máy chạy hay không? Ngay khi có máy chạy bộ điện bạn đã bắt tay vào luyện tập mà chưa hề biết rằng tốc độ của máy ra sao và liệu nó có phù hợp với bạn hay không? Hơn nữa, việc cắm đầu vào chạy ngay từ những phút đầu có thể khiến bạn bị co cơ, chuột rút…
Chính vì thế, hãy đi bộ trong vài phút đầu bằng cách chọn tốc độ chậm hơn, cho đến khi đã có cảm giác quen thuộc với máy và tốc độ hãy tăng tốc độ dần dần và giữ trong khoảng 2p rồi lại tăng tiếp, như thế sẽ đảm bảo cho quá trình tập luyện của bạn hơn rất nhiều.
Ngoài những lưu ý về thiết bị tập, để bảo đảm an toàn khi sử dụng máy chạy bộ thì yếu tố tâm lý cũng là yếu tố vô cùng quan trọng
Sử dụng khóa an toàn – Emergency Stop
Bộ phận này thường có màu đỏ và có nối với dây kẹp để người tập có thể kẹp vào quần áo trong khi tập luyện. Thiết bị này nhằm giúp cho người dùng đảm bảo an toàn khi sử dụng máy chạy bộ, đề phòng trường hợp sự cố có thể xảy ra trong khi chạy bộ. Bạn có thể gài hoặc để dây trước đầu máy ở vị trí mà khi không may bạn bị ngã xuống vẫn có thể túm được và rút khóa an toàn. Đối với khóa an toàn của máy chạy bộ bạn chỉ nên sử dụng trong trường hợp khẩn cấp hay khi có sự cố xảy ra.
Bộ phận này thường có màu đỏ và có nối với dây kẹp để người tập có thể kẹp vào quần áo trong khi tập luyện
Tâm trạng khi tập luyện với máy chạy bộ
Ngoài những lưu ý về thiết bị tập, để bảo đảm an toàn khi sử dụng máy chạy bộ thì yếu tố tâm lý cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Khi đã đứng trên băng chạy bộ bạn cần luôn thả lỏng cơ thể, căng thẳng sẽ có thể khiến bạn chạy sai nhịp độ, không những thế còn khiến cho cơ bắp không được thả lỏng và có thể gây ra đau nhức và uể oải.
Tuy nhiên, cũng đừng thả lỏng đến mức mất tập trung, bởi sẽ càng nguy hiểm hơn khi bạn mất tập trung khi tập luyện với máy tập chạy bộ vì tai nạn có thể xảy ra chính là trong một số trường hợp như thế này. Hãy thường xuyên chú ý đến các thông tin bài tập, thực hiện đo nhịp tim và điều chỉnh tốc độ cũng như độ dốc băng chạy bộ. Khi chạy tuyệt đối không nên nhìn xuống bước chạy. Ngay cả khi chạy ngoài đường mà liên tục nhìn xuống chân chạy có thể khiến bạn chạy cắm đầu về phía trước, còn việc nhìn xuống băng chạy bộ càng khiến bạn có cảm giác chóng mặt và buồn nôn hơn đấy.
Tay vịn của máy chạy bộ không phải là để bạn cân bằng khi tập
Khi nắm lấy tay vịn, cơ thể của bạn sẽ phải chịu áp lực lớn hơn và cơ bắp bị rơi vào tình trạng căng thẳngKhá nhiều người thường có thói quen nắm tay vịn, thói quen này có thể được hình thành do ban đầu khi tập luyện với máy chạy bộ điện lo lắng mất tập trung và không giữ được cân bằng và giải pháp thay thế là nắm lấy tay vịn. Tuy nhiên, điều này không giúp bạn giải quyết được vấn đề, ngược lại nó còn làm bạn có thể ngã ngửa về đằng sau, nhất là khi điều chỉnh tốc độ.
Chính vì thế, khi nắm lấy tay vịn, cơ thể của bạn sẽ phải chịu áp lực lớn hơn và cơ bắp bị rơi vào tình trạng căng thẳng. Điều này khiến cho cơ lưng, đầu gối, vai và cả phần cổ tay và bắp chân cũng bị đau nhức sau khi tập.
Các bạn nên biết rằng, tay vịn này chỉ dùng để đo nhịp tim, chính vì thế nếu bạn sợ ngã, lựa chọn làm quen ở tốc độ chậm mới là giải pháp lâu dài và hiệu quả cho người mới tập luyện với máy chạy bộ.
Trên đây là những lưu ý khi sử dụng máy chạy bộ điện sao cho an toàn nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho những người đang và đã làm quen với máy chạy bộ điện.