Nhờ các ông chủ giàu có người Ả-rập, Man City và Paris Saint-Germain những năm gần đây lọt vào nhóm những CLB mạnh nhất châu Âu. Những cầu thủ ngôi sao được mua về, tăng chất lượng đội hình để cạnh tranh với các CLB có truyền thống.
Kéo theo đó là sự điên đảo của thị trường chuyển nhượng, để rồi UEFA phải can thiệp bằng biện pháp mạnh. Luật Công bằng tài chính (FFP) được áp dụng từ năm 2011, nhằm hạn chế việc đội bóng chi tiêu quá nhiều so với doanh thu.
Nhờ nguồn đầu tư từ các ông chủ ngoại giàu có, Man City (áo trắng) vươn mình thành một thế lực ở châu Âu gần đây. Ảnh: PA. |
Do không thể cân đối thu chi, mùa trước Man City và PSG bị phạt 60 triệu đôla vì vi phạm FFP. Monaco, với các ông chủ Nga giàu có, cũng bán đi những cầu thủ tốt nhất để không phạm vào FFP.
Tuy nhiên, FFP có thể được nới lỏng, để các đội bóng đầu tư trở lại, theo tiết lộ từ chủ tịch UEFA Michael Plantini.
"Khi Roman Abramovich mua Chelsea, người Pháp nói rằng tại sao Chelsea lại mua được nhiều cầu thủ thế mà họ không thể. Họ muốn được thoải mái. Nhưng nếu các ông chủ Ả-rập mua Milan, họ lại muốn luật được thắt chặt. Khi đó, người Italy lại muốn nới lỏng để mua cầu thủ", Plantini phát biểu trên RTL.
Michael Plantini (giữa) hy vọng có thể nới lỏng luật Công bằng tài chính. Ảnh: AFP. |
"Tôi nghĩ việc nới lỏng luật là có thể. Nhưng tôi không thể quyết định một mình. Hội đồng UEFA sẽ bàn về vấn đề này và kết quả sẽ có vào cuối tháng sáu".
Nếu việc nới lỏng FFP được thông qua, các giải đấu sẽ hấp dẫn và có tính cạnh tranh hơn. Những đội bóng mới có các ông chủ giàu có sẽ có thể cạnh tranh với những CLB giàu truyền thống khác.
Hữu Nhơn