'Người không chân' Oscar Pistorius bị kết tội giết người

Ngày đăng 02/12/2015 09:35

Oscar Pitorius trong phiên tòa cách đây một năm. Ảnh: Reuters.

Tòa án tối cao Nam Phi hôm nay 3/12 ra phán quyết cho rằng Oscar Pistorius đã cố tình sát hại bạn gái Reeva Steenkamp vào đúng ngày lễ tình nhân 14/2/2013.

Ngày 21/10/2014, tòa án thủ đô Pretoria đã phán Pistorius tội ngộ sát và chịu phạt 5 năm tù giam. VĐV này mới được tại ngoại cuối tháng 10 vừa qua và thi hành phần còn lại của bản án tại nhà một người chú.

Sơ đồ hiện trường vụ Pistorius (số 4) bắn chết bạn gái Reeva (số 5).

Sơ đồ hiện trường vụ Pistorius (số 4) bắn chết bạn gái Reeva (số 5).

Tuy nhiên với phán quyết mới nhất, mọi việc sẽ thay đổi hoàn toàn với Pistorius. VĐV từng đoạt sáu HC vàng Paralympic Games phải chịu xét xử trước tòa lần nữa. Theo luật Nam Phi, mức án tối thiểu cho tội giết người là 15 năm tù.

Tòa án tối cao Nam Phi cho rằng phán quyết ngộ sát dành cho Pistorius là "thiếu sót". Trong phiên xét xử năm ngoái, các công tố viên một mực cho rằng Pistorius cố tình bắn bạn gái dù anh này khai tưởng đó là một kẻ đột nhập.

Reeva Steenkamp và Pistorius khi còn bên nhau. Ảnh: Reuters.

Reeva Steenkamp và Pistorius khi còn bên nhau. Ảnh: Reuters.

Có mặt chứng kiến phán quyết của tòa án tối cao Nam Phi hôm nay 3/12 có bà June, mẹ của người mẫu Reeva Steenkamp. Trong khi đó Pistorius vắng mặt.

Một người bạn thân của gia đình Pistorius tiết lộ thể trạng của VĐV khuyết tật này đã suy giảm nghiêm trọng và khả năng anh trở lại thi đấu gần như là không thể.

Pistorius từng được xem là người hùng thể thao của Nam Phi. Anh giành sáu huy chương vàng tại các kỳ Thế vận hội giành cho người khuyết tật (Paralympic Games). Tại London năm 2012, với đôi chân nhân tạo bằng sợi cacbon, Pistorius trở thành người khuyết tật đầu tiên thi đấu ở một kỳ Olympic.

Pistorius từng được xem là người hùng thể thao của Nam Phi, giành HC vàng ở các kỳ Thế vận hội dành cho người khuyết tật năm 2004, 2008 và 2012. Ảnh: AP.

Pistorius giành HC vàng ở các kỳ Paralympic Games năm 2004, 2008 và 2012. Ảnh: AP.

Bảo Lam