Một trong những chấn thương ở chân thường gặp nhất đó chính là chấn thương dây chằng cổ chân, bởi nó rất dễ xảy ra trong quá trình di chuyển; khiến bàn chân bị sưng nề, đau nhức, gây ảnh hưởng đến việc đi lại. Nếu không biết cách chữa trị đúng lúc, kịp thời, vết thương còn có thể để lại di chứng.
Chấn thương dây chằng cổ chân và cách xử lý
Đa số những trường hợp chấn thương dây chằng cổ chân mà không bị gãy xương thì còn được gọi là bong gân. Với trường hợp này thì bạn sẽ mất khoảng 3-6 tuần để bình phục và bắt buộc phải cố định cổ chân khoảng 1 thời gian để dây chằng có thể phục hồi. Sau đó tiếp tục tập cổ chân vài tuần nữa thì mới có thể bình phục hoàn toàn.
Chấn thương dây chằng cổ chân tuy phổ biến, nhưng nếu tự điều trị sai cách thì sẽ dễ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm, kéo dài khoảng thời gian điều trị. Chính vì phổ biến, nên có rất nhiều người coi thường độ nghiêm trọng của nó, vì thế đã tự mình điều trị bằng cách tìm đến các cách điều trị cổ truyền như đắp lá, thuốc, sử trật đả,…
Việc này rất dễ gây nên nhiều biến chứng cho da từ việc đắp thuốc. Bởi ngay dưới vị trí bị thương là xương và máu tụ do chấn thương, bó thuốc không sạch sẽ gây nhiễm trùng lan rộng vào trong khớp, xương và các mô lành xung quang.
Đôi khi chấn thương sẽ không kéo dài và đau nhức ít. Thậm chí cả khi bị gãy xương, cơn đau cũng sẽ chỉ xuất hiện trong vài ngày. Chính vì vậy, rất dễ khiến mọi người không quan tâm đến việc đến bệnh viện chữa trị vết thương. Sẽ rất nguy hiểm, thậm chí gây nhiều biến chứng.
Sau chấn thương, bạn cũng có thể bị viêm khớp cổ chân, đó là dấu hiện thường thấy. Sau khi các dây chằng cổ chân bị tổn thương, sẽ xuất hiện tình trạng đau quanh mắt cá chân kèm sung nhẹ. Tình trạng này xảy ra là do viêm hoạt mác khớp dưới sên bị tổn thương sau chấn thương. Tình trạng này sẽ khiến người bị cảm thấy rất khó chịu bởi những cơn đau mà nó gây nên.
Việc đầu tiên bạn cần làm sau khi bị bong gân, đó chính là hạn chế tối đa việc đi lại để tránh là cơn đau và vết thương nghiêm trọng hơn.
Sau đó lập tức chườm đá lạnh sẽ xoa dịu cơn đau và sung nề khi xuất hiện giãn dây chằng. Lưu ý không nên chườm nóng, bởi nhiệt nóng sẽ gây nên tình trạng giãn mạch, khiến vị trí bị thương sưng to hơn.
Tiếp tục sử dụng bang thun để băng ép dây chằng khớp cổ chân khoảng 2-3 ngày. Lưu ý không băng quá chặt, cũng không quá lỏng. Khi nằm nên kê chân cao khoảng 10 cm. Nó sẽ giúp cho mái lưu thông dễ dàng hơn và nhanh hơn, nhanh chóng làm tan máu bầm, giảm đau và sưng.
Quan trọng nhất đó chính là chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi. Trong giai đoạn này, bạn nên tăng cường cung cấp những chất như kẽm, canxi rất tốt cho xương khớp, cải thiện quá trình phục hồi chấn thương. Hạn chế di chuyển để nhanh chóng phục hồi các thương tổn.
Sau khi đã giảm bớt sưng và đau, khi tập di chuyển, bạn nên sử dụng lót giày y khoa hoặc dép y khoa để giảm lực, hỗ trợ cho cổ chân. Bên cạnh đó, nó cũng giúp các biến chứng về thần kinh, viêm, đau nhức cơ xương khớp, đau thần kinh, rất tốt cho quá trình phục hồi sau chấn thương và sức khỏe.
Trước khi luyện tập thể thao, vận động cường độ cao nên khởi động. Sau đó bạn có thể massage nhẹ nhàng hoặc sử dụng máy massage để thư giãn cơ bắp. Đây cũng là cách đơn giản để phòng tránh chấn thương !